Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Opthalmology của Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, ước tính vào năm 2050, khoảng 49,8% dân số thế giới tức hơn 4 tỷ người có thể mắc các tật về khúc xạ. Điều đáng lo ngại là trong số này, có thể có đến gần 1 tỷ người có tỉ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Và cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.
Tại Việt Nam, tỉ lệ cận thị trong giới học sinh đang được ước tính khoảng 30%. Cá biệt ở một số trường chuyên, lớp chọn…, số học sinh bị dị tật khúc xạ chiếm đến 60%. Nếu so sánh, trẻ em ở khu vực thành thị trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỉ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% đến 40%, tại khu vực nông thôn tỉ lệ này là từ 10% đến 15%.
Tỉ lệ tật khúc xạ đang tăng cao, đặc biệt ở trẻ em trong lứa tuổi đến trường. Có 3 loại tật khúc xạ mà lứa tuổi học đường hay mắc phải là cận thị, viễn thị và loạn thị, trong đó cận thị là tật khúc xạ học đường phổ biến nhất chiếm tới 2/3 số ca mắc. Tật khúc xạ học đường chủ yếu tập trung ở các đô thị, nhất là khu vực nội đô của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
Phần lớn các bạn học sinh mắc tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị. Đặc biệt, tình trạng nhược thị xảy ra khá nhiều do các bạn học sinh cho rằng đeo kính quá liên tục sẽ bị lồi mắt, tăng độ cận. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm khiến bệnh diễn biến nhanh hơn. Đối với các bạn bị cận trên hai độ cần phải đeo kính thường xuyên để giữ độ cận. Các bạn học sinh nên cân đối thời gian học tập và sinh hoạt cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng để giữ gìn đôi mắt khoẻ mạnh.
- Nguyên nhân tật khúc xạ ở trẻ
- Nhược thị ở trẻ em
- Thẻ khúc xạ – Theo dõi và bảo vệ mắt toàn diện cho trẻ





